• tiktok
94-96 Đường số 2 Cư xá Đô thành, P.4, Q.3
Phone: (8428) 38 329 429 | Phone: 0902 322 361
Lầu 4, 143 Nguyễn Du, P. Bến Thành, Q.1
Phone: 0945 864 466

Tìm hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể

Trong cuộc sống thường ngày, việc đứng lên, ngồi xuống, đi lại hay chạy nhảy là những hoạt động quá đỗi bình thường với chúng ta. 

Tuy nhiên để chúng ta thực hiện những hành động hết sức đơn giản đó, lại đòi hỏi sự phối hợp vô cùng phức tạp của nhiều bộ phận và giác quan khác nhau của cơ thể, để có thể luôn giữ cho người ở trạng thái ổn định khi ngồi, đi, đứng hay là chạy mà không bị ngã. Đó được gọi là khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. 

Thăng bằng là gì?

Thăng bằng có thể hiểu là hoạt động tự duy trì cơ thể ở trạng thái ổn định khi hoạt động hoặc giữ vững một tư thế cố định mà không cần bất kì một sự hỗ trợ nào từ bên ngoài. 

Tìm hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể 9
Hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể

Thăng bằng được chia thành hai dạng là “thăng bằng tĩnh” và “thăng bằng động”: 

  • Thăng bằng tĩnh là khả năng giữ vững một tư thế nào đó khi cơ thể không cử động hay di chuyển. Đó có thể là việc ngồi yên trên ghế, đứng tại chỗ, tư thế đứng tấn của các võ sĩ hay là một kiểu tạo dáng khi chụp ảnh.

 

  • Thăng bằng động là khả năng giữ trọng tâm và duy trì sự ổn định của cơ thể trong những hoạt động thường ngày như đi bộ, chạy bộ, nhón chân để lấy một vật trên cao hoặc nhún nhảy cùng bạn bè trong một bữa tiệc.

Cơ thể giữ thăng bằng thế nào?

Để cơ thể có thể giữ được thăng bằng thì não bộ phải nhận thông tin từ một số hệ thống khác nhau đồng thời đưa ra tín hiệu để các bộ phận còn lại phối hợp với nhau đưa ra phản ứng phù hợp. 

Tìm hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể 10
Khả năng thăng bằng giúp giữ cho cơ thể trong trạng thái ổn định

Sự phối hợp giữa việc truyền và nhận thông của các bộ phận khá phức tạp nên mình sẽ chỉ nói những ý tổng quát nhất để các bạn đọc dễ dàng hình dung. 

Não bộ sẽ nhận thông tin từ cơ chế điều hòa tiền đình (tiền đình là bộ phận chứa một dạng dịch năm ở bên trong hai tai) và cơ chế điều hòa vận động thị giác về những thay đổi chuyển động, tình trạng của cơ thể cùng với những tác nhân bên ngoài.

Tìm hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể 11
Não bộ nhận thông tin bên ngoài và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho cơ thể được thăng bằng

Theo Hiệp Hội Rối Loạn Tiền Đình (VeDA), các thụ thể cảm giác trong cơ, khớp, dây chằng và da hay còn được hiểu là các cơ quan tự cảm của cơ thể cũng giúp cho não bộ nhận biết về tư thế, chuyển động và lực tác động của cơ thể. 

Ví dụ điển hình nhất là khi bạn đang đứng trên một mặt sàn ướt, trơn trượt thì não bộ sẽ nhận thông tin từ tiền đình, thị giác và các cơ quan thụ cảm cho biết cơ thể có khả năng bị ngã do chân không bám chắc được trên mặt sàn.

Từ đó não bộ sẽ truyền tín hiệu điều chỉnh hoạt động của các bộ phận như là chân sẽ khụy xuống, giang rộng ra để hạ thấp trọng tâm và mở rộng mặt chân đế. Tay có thể đưa ngang và gian rộng ra nhằm điều chỉnh trọng tâm hoặc có thể bám vào một vật cố định như bức tường. Tất cả những hành động đó được phối hợp với nhau với một mục đích là giữa thăng bằng cho cơ thể, tránh bị ngã.  

Ích lợi của việc có khả năng thăng bằng tốt

  • Thăng bằng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn

Giữ thăng bằng giúp cơ thể tránh đi việc hao phí năng lượng và thời gian khi hoạt động. Bên cạnh đó còn cho chúng ta cảm giác chắc chắn, vững vàng trong từng hành động từ đó tạo nên tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng và dứt khoát trong mắt của mọi người xung quanh. 

Tìm hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể 12
Thăng bằng tốt giúp cơ thể hoạt động hiệu quả

Trong thi đấu thể thao, các bài tập về khả năng thăng bằng cũng được áp dụng để giúp năng cao thành tích của vận động viên. Ví dụ một vận động viên điền kinh nếu có thể duy trì được sự ổn định của cơ thể và tốc độ thông qua việc phối hợp tay chân nhịp nhàng trong tư thế chạy sẽ rút ngăn được thời gian về đích cũng như là đỡ mất sức hơn.

  • Thăng bằng giúp ổn định xương khớp

Khả năng giữ thăng bằng tốt đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn có ý thức rõ ràng về việc kiểm soát hoạt động của những vùng cơ ở tay, chân và thân người để giữ cho khung xương của mình đặc biệt là cột sống, khớp gối và các khớp nhỏ ở phần cổ chân, bàn chân không bị lệch khỏi vị trí an toàn của nó. 

Tìm hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể 13
Thăng bằng giúp ổn định xương khớp

Những người có khả năng thăng bằng kém rất dễ gặp phải các bệnh liên quan đến xương khớp khi lớn tuổi.  

  • Tránh chấn thương khi chơi thể thao

Đa số các hoạt động thể thao đòi hỏi cơ thể phải di chuyển liên tục với tốc độ rất nhanh. Dù rằng việc chơi thể thao là rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng việc cơ thể phải vận động mạnh luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại đến cơ, xương, khớp. 

Việc chấn thương trong thể thao có thể bắt nguồn từ việc thực hiện động tác, tư thế sai từ đó khiến cho cơ, khớp và dây chằng bị tổn thương do phải chịu những lực quá ngưỡng chịu đựng của nó. 

Tìm hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể 14
Thăng bằng tốt giúp bạn tránh chấn thương khi tập luyện

Chính vì vậy những bài tập giúp nâng cao khả năng thăng bằng ở các môn thể thao không những là để cải thiện thành tích, mà còn để người chơi có thể nhận thức rõ ràng về việc điều tiết sự cân bằng của cơ thể. Từ đó người chơi biết cách tự điều chỉnh tư thế, động tác của mình sao cho đúng với kỹ thuật để giảm nguy cơ bị chấn thương.      

  • Phản ứng kịp thời với tác nhân bên ngoài

Trong những hoạt động thông thường chẳng hạn như đi cầu thang hay chạy xe đạp, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã ít nhất một lần gặp những sự cố ngoài ý muốn. Bạn có thể vô tình bước sảy chân hoặc vấp phải một vật gì đó khi đang đi câu thang. Bạn cũng có thể vô tình bị ai đó quẹt phải khi đang chạy xe trên đường. 

Tìm hiểu về khả năng thăng bằng của cơ thể 15
Thăng bằng giúp bạn giữ vững tư thế trong những tình huống bất ngờ

Đối với những tình huống bất ngờ như vậy, đòi hỏi não bộ phải nhận thức được việc bị mất thăng bằng của cơ thể và đưa ra phản ứng một cách nhanh chóng. Như khi bị trượt chân, người có khả nhận thức thăng bằng tốt sẽ phản ứng bằng cách siết cơ lại và rướn người về hướng ngược lại với hướng cơ thể đang có xu hướng ngã về.

Có thể thấy thăng bằng là một trong những khả năng rất quan trọng của mỗi con người. Nó không những là nền tảng cho mọi hoạt động của chúng ta, mà còn có thể coi là một trong những cơ chế phòng vệ giúp cơ thể tránh những thương tổn do bị ngã.

Chính vì vậy việc tập luyện để có được một khả năng giữ thăng bằng tốt là rất quan trọng. Vậy có những bài tập nào để có thể cải thiện khả năng thăng bằng và ở Saigondance có những môn học nào giúp cơ thể giữ thăng bằng tốt không? Đương nhiên là có. Nhưng bài viết đến đây đã khá dài rồi, nên Saigondance xin hẹn giải đáp những câu hỏi đó vào các bài viết tiếp theo nhé!

 

Liên Hệ Tư Vấn Và Đăng Ký Lớp Học Nhảy Hiện Đại TPHCM Tại Trung Tâm SaigonDance

Website: https://www.saigondance.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/saigondancevn/

Email: Saigonbellydance@gmail.com

Nếu bạn thích hãy share nó!

Sự kiện sắp diễn ra