Nhảy múa không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một hoạt động thể chất đòi hỏi sự linh hoạt, sức mạnh và sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự nghiệp của vũ công.
Theo thống kê từ Hiệp hội Y khoa Thể thao Mỹ, khoảng 50% vũ công gặp phải ít nhất một chấn thương trong suốt quá trình tập luyện.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào các chấn thương thường gặp trong nhảy múa và cách phòng tránh hiệu quả.
Một số chấn thương phổ biến thường gặp khi tập nhảy
Chấn thương có thể xảy ra ở bất kỳ ai tham gia vào hoạt động thể chất, đặc biệt là trong nhảy múa. Các chấn thương phổ biến bao gồm:
- Chấn thương ở hông: hội chứng rạn xương chậu, va đập hông, sốc hông,..là những tình trạng dễ gặp nhất khi bị chấn thương vùng này.
- Chấn thương ở chân và mắt cá chân: chấn thương gân gót chân (gân Achilles), ảnh hưởng đến mắt cá chân, chuột rút ngón chân.
- Chấn thương đầu gối: khớp gối là một khớp phức tạp và chịu trách nhiệm khá lớn cho các chuyển động của cơ thế như: đứng, ngồi, chạy, nhảy, co duỗi chân,…Có rất nhiều chấn thương khác nhau có thể xảy đến ở khớp gối, trong đó viêm gân bánh chè là bệnh thường gặp nhất ở các vũ công hoặc những học viên tập nhảy quá nhiều.
- Gãy xương: gãy khối xương bàn chân, xương chày, đốt gần của xương bàn ngón chân, vùng cột sống thắt lưng.
Ngoài ra, trong quá trình tập nhảy cũng có thể xảy ra bệnh viêm khớp nếu chúng ta gặp phải chấn động mạnh, bị thoái hóa hoặc không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho xương phát triển.
Theo nghiên cứu của Stanford Children’s Health, hơn 3,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị thương mỗi năm trong các hoạt động thể chất, với ⅓ số ca liên quan đến thể thao. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phòng tránh chấn thương ngay từ những bước đầu.
Gân Achilles là gân tương đối lớn trong cơ thể, có nhiệm vụ giúp đẩy cơ thể về phía trước khi chạy nhảy. Nếu khi gặp chấn thương mà không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ không thể gấp bàn chân chống được sức cản nữa, khi đứng lên không thể nhón gót.
Một số vùng dễ bị viêm khớp nhất là: đầu gối, hông, mắt cá chân, và bàn chân.
Làm sao để nhận biết mình bị chấn thương hay không?
Những cơn đau nhức thông thường khi tập thể thao thường sẽ tự biến mất sau khoảng 24 – 48 tiếng (có thể ít hoặc nhiều ngày hơn tùy vào tình trạng vận động), tuy nhiên nếu bạn gặp phải những tình trạng dưới đây thì rất có thể bạn đã bị chấn thương và nên gấp rút đi khám/ chữa trị kịp thời:
- Bạn đau đến nỗi phải bật dậy vào nửa đêm.
- Bình thường tuy có hơi đau nhức nhưng khi bắt đầu một hoạt động thì cơn đau dữ dội hơn hẳn.
- Càng hoạt động/ vận động mạnh thì cơn đau càng gia tăng.
- Đau đến mức bạn phải thay đổi trọng tâm cơ thể
Để biết chính xác nhất tình trạng vết thương và phương hướng chữa trị, tốt nhất không nên tự khám ở nhà mà bạn nên tới bệnh viên, nhờ bác sỹ/ chuyên gia có kinh nghiệm.
Những cách phòng tránh chấn thương khi tập nhảy
Tuy không thể phòng ngừa 100%, nhưng thực hiện những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa được những chấn thương thường gặp và giảm thiểu rủi ro tới sức khỏe:
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nạp đủ nước cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và tập luyện vừa sức, tránh tính trạng kiệt quệ do tập quá tải.
- Đan xen các bài tập khác nhau để củng cố sức mạnh cho cơ bắp và đổng đều tất cả các bộ phận của cơ thể.
- Luôn mang giày và trang phục phù hợp khi tập luyện. (đồ thun co giãn, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, giày đế mềm,…)
- Luôn khởi động kỹ trước khi tập luyện.
- Có lối sống lành mạnh và hiểu rõ cơ thể mình.
- Lựa chọn trung tâm dạy nhảy uy tín/ chuyên nghiệp với giáo trình phù hợp.
Giáo viên hướng dẫn là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả tập luyện và sức khỏe của bạn.
Nếu bạn chưa phải là một vũ công chuyên nghiệp và vẫn đang trong quá trình học hỏi, tập luyện, tốt nhất bạn nên tìm những trường lớp dạy nhảy uy tín trong Tp. Hồ Chí Minh để được giáo viên truyền dạy những kinh nghiệm và động tác tác kỹ thuật nhất.
Việc tập luyện ở trung tâm nhảy múa chuyên nghiệp cũng sẽ giúp bạn lựa chọn được các lớp có trình độ phù hợp với bản thân mình hơn, tránh tình trạng phải tập quá sức, cũng như nhận được chế độ chăm sóc khách hàng tốt hơn những chỗ khác.
Trung tâm SaigonDance hiện đang là trung tâm dạy nhảy nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn với 10 năm kinh nghiệm đào tạo và đa dạng gần 20 bộ môn đang được giảng dạy. Từ nhảy hiện đại, Kpop Dance Cover, Hiphop,… cho tới những môn mới toanh như Pole Dance (Múa Cột), Aerial Hoop (Múa Vòng), Nhảy Shuffle, Strip Dance,… đều được mở lớp liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của giới trẻ yêu thích nhảy múa ở Gò Vấp và khu vực các quận trung tâm Sài Gòn Dance.
Theo dõi lịch khai giảng các lớp học nhảy múa tại Sài Gòn:
→ Lịch học: https://www.saigondance.vn/lich-hoc
→ Học phí: https://www.saigondance.vn/hoc-phi/hoc-phi-cac-mon-hoc
FAQ về Cách Phòng Tránh Chấn Thương Khi Tập Nhảy Múa
1. Những chấn thương nào thường gặp nhất khi tập nhảy múa?
Những chấn thương phổ biến khi tập nhảy múa bao gồm bong gân mắt cá chân, chấn thương đầu gối, và chấn thương ở hông. Theo thống kê, khoảng 42% chấn thương thể thao xảy ra ở phần thân dưới, trong đó bong gân mắt cá chân chiếm tỷ lệ cao nhất. Việc lặp lại động tác và áp lực lên khớp có thể dẫn đến các vấn đề như viêm gân hoặc rạn xương.
2. Tại sao khởi động lại quan trọng trước khi tập nhảy?
Khởi động là bước cần thiết để làm ấm cơ bắp và tăng cường lưu thông máu. Nghiên cứu cho thấy rằng việc khởi động đúng cách có thể giảm nguy cơ chấn thương đến 30%. Các bài tập khởi động nên kéo dài từ 10 đến 15 phút, bao gồm các động tác như xoay cổ tay, chạy bộ tại chỗ và kéo giãn cơ.
3. Làm thế nào để chọn giày phù hợp cho việc nhảy múa?
Giày nhảy cần phải có độ bám tốt và hỗ trợ cho bàn chân. Theo Hiệp hội Y khoa Thể thao Mỹ, việc sử dụng giày không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ chấn thương lên tới 50%. Nên chọn giày có đế mềm và vừa vặn để bảo vệ mắt cá chân và giảm áp lực lên các khớp.
4. Dinh dưỡng có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng phòng tránh chấn thương?
Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe cho vũ công. Một chế độ ăn uống cân bằng với đủ protein, vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau khi tập luyện. Theo nghiên cứu, việc bổ sung canxi và vitamin D có thể giảm nguy cơ gãy xương ở vũ công lên đến 25%.
5. Tại sao việc lắng nghe cơ thể lại quan trọng trong quá trình tập luyện?
Lắng nghe cơ thể giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu đau hoặc khó chịu, từ đó ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng hơn. Nếu bạn cảm thấy đau đớn khi tập luyện, hãy dừng lại ngay lập tức để tránh tổn thương lâu dài. Theo thống kê, khoảng 70% chấn thương thể thao có thể được ngăn ngừa nếu người tập chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể.
6. Có nên tập luyện cùng huấn luyện viên không?
Tập luyện với huấn luyện viên là một cách hiệu quả để đảm bảo kỹ thuật đúng và an toàn. Huấn luyện viên sẽ giúp bạn điều chỉnh cường độ tập luyện và thiết kế chương trình phù hợp với khả năng của bạn. Theo khảo sát, những người tập cùng huấn luyện viên có tỷ lệ chấn thương thấp hơn 40% so với những người tự tập luyện.