Thật ra trong cuộc sống làm cái gì cũng phải xác định mục tiêu, mục đích, phương pháp nghiên cứu. Cái này học cấp 2 cho tới đại học thì sách giáo khoa nào cũng lải nhải hoài rồi (mà hồi đó ngu lắm, đi học cái cần học thì cho là dở hơi, chỉ học vẹt cái thầy cô ra đề thi thôi. Đúng là ăn xổi ở thì. Giờ mình mà làm bộ trưởng bộ giáo dục là mấy thầy cô dạy học trò học vẹt mình cho về vườn trồng rau nuôi gà hết).
Ngắn gọn vào thẳng vấn đề, có mấy mục đích đi học sau:
1. Đi học lấy cái giấy chứng nhận khóa học, về lòe thiên hạ chơi hoặc để hợp thức hóa công việc dạy diễn ở đâu đó
2. Học để lấy bài vũ đạo, đem về đi diễn hoặc dạy lại.
3. Học để lấy kiến thức, biến cái đã học thành của mình và phát triển phong cách cá nhân riêng cho mình
4. Đi học mở rộng giao lưu trong giới, tìm hiểu cách dạy của master có ổn ko để mời về làm ws cho mình (Cái này là mục đích của mình nè)
Với mỗi mục đích thì có một phương pháp làm việc khác nhau. Chia sẻ kinh nghiệm với các bạn phương pháp học của mình, nếu hữu dụng cho ai thì đó cũng là niềm vui của mình nha
Riêng cái số 1 thì mình ko bàn nữa. Chỉ việc để dành tiền đến ngày đóng, rồi cuối khóa tới lấy chứng nhận về thoai. Cái số 4 cũng chả bàn làm gì
Mình xin được bàn tới cái số 3 trước. Vì mình học theo phương pháp này và khuyến khích các bạn nên học theo cái này. Vì sao vậy? Vì nếu mình chỉ học để lấy vũ đạo về dạy hay diễn lại thì cần gì các bạn phải lặn lội bỏ tiền ra đi xa học làm gì, xem youtube là học được khối. Hơn nữa các bạn cứ bỏ tiền học hoài học hoài vậy mà không sáng tạo hơn, liệu mình có trở thành cái bóng của người khác? Nỗi sợ hãi lớn lao của người nghệ sĩ chính là phải đứng sau cái tên của người khác.
Về mặt kinh tế, thì so với việc mình học 1 (tức là bỏ ra 1 triệu) biết mười, sản xuất 100 (tức là bán ra được giả sử chỉ 50 triệu thôi) cũng là lợi chán hơn so với việc bỏ 1 (1 triệu chẳng hạn), đi học về dạy đi sang lại vũ đạo đó thì cùng lắm thu được 3 triệu là cùng. Cái nào lợi hơn?
Bởi vậy mình cổ vũ các bạn học theo phương pháp 3. Kinh nghiệm của mình như sau:
1. Xem chán học chán để biết mình muốn mình có phong cách như thế nào. Khỏe mạnh thể thao Như Ukraine, thoải mái bất cần như Egyptian hay vui tươi xinh xắn như Châu Á? Sau đó lựa ws theo tên giáo viên. Nhưng là một người giáo viên hay diễn viên, nên biết nhiều phong cách và sau đó lựa cho mình một phong cách của riêng bản thân
2. Trước ws, xem kĩ những bài diễn/ws của nghệ sĩ sắp dạy. Để biết được: Điểm mạnh của họ là gì? Ví dụ như Yana mình sắp mời về là Iraqi, Oriental Pop, Hay Abir là shaabi.
Xem có thích không để quyết định chọn học 1 vài ws hay cả khóa. Quan điểm của riêng mình, đã ko học thì thôi, học là học full trọn khóa, vừa rẻ hơn trên số tiết học, lại vừa biết được nhiều thứ, không dung tới thì mình cũng chắt lọc. Mỗi người “most-wanted” đều chắc chắn có cái để mình học. Không thừa. Vì dụ nói thẳng ra là mình không thích phong cách của Yana, nhưng vì số đông các học viên đều thích Yana nên mình cũng sẽ rang theo học cô ấy, biết đâu tìm được cái hay mà đám đông nhìn thấy mà mình ko thấy
Rồi sau đó, các bạn nên lấy ra một vài kĩ thuật điển hình của cô ấy, luyện trước cho dẻo. Ai siêng hơn thì tập 2-3 vũ đạo thích nhất của cô ấy để hiểu cách cô ấy phát triển mạch bài, cảm xúc và thói quen của cô ấy ra sao. Quen trước mấy cái này, khi vô ws của cô ấy các bạn sẽ bớt bỡ ngỡ
3. Khi đi học ws, tuyệt đối không được vô trễ. Vì phần đầu thường các cô sẽ phân tích nguồn gốc xuất xứ thể loại, phương pháp nghe nhạc, nội dung bài hát…. Đây là phần rất quan trọng giống như con người cái não là quan trọng nhất á
4. Mình có cái dở là học theo người khác rất dở, nên nếu bập vô mà múa theo cô là chắc chắn lặn luôn chứ không phải bơi. Vì vậy nên mình thường lùi lại, nghe nhạc và nắm kết cấu của bài, để ý cách cô vô nhạc, phân bổ lực, trọng tâm, tay chân, đầu cổ, tóc … rồi mới lết theo cô. Bằng cách này, mình có thể làm chủ bài múa tốt hơn là vừa nhảy vừa liếc cô
5. Mình tới lớp quan trọng nhất là nắm được cái thần và cách đi bài của cô. Nên phần lớn thời gian mình sẽ ngẫm nghĩ kết cấu bài, đâu là điểm nhấn đắt giá khiến cho cô trở thành nổi tiếng và most invited. Từ đó mình để ý thật chi tiết và cụ thể những động tác, những tổ hợp và những biểu cảm ăn điểm của cô, để nắm được và bắt chước theo.
Mình thấy có một số bạn dancer học theo bài rất nhanh, và rất …. ẩu luôn vì họ bỏ qua những góc tay, lực tóc, ánh mắt… đắt giá của cô. Đây là điểm khác nhau giữa một dancer bình thường và một master mà. Đặc biệt là cố nắm cho hết kĩ thuật điển hình thế mạnh của người giáo viên. Hãy sẵn sàng ghi chép những ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu bạn bởi vì chỉ ngay khi cô nói sang phần kế tiếp bạn đã quên mất phần đầu. Không ai đảm bảo bạn có thể nhớ được 100% tất cả những gì bạn nghe.
6. Sau khóa ws, nếu có sức và có thời gian, mình chưa thử nhưng những lần sau mình sẽ cố gắng, tập cho thuộc bài và học riêng với cô khoảng 4-5 giờ, để cô chỉnh sửa cho thật nhuần nhuyễn bài vũ đạo được học, để mình vừa nắm được kĩ thuật vừa đi được bài thật nhuần nhuyễn. Kĩ thuật như bộ xương, bài múa như phần thịt. Nếu có thịt không thì con người ta không đứng được, ì xèo một đống. Còn chỉ xương ko dĩ nhiên con người ta không thể đẹp và thu hút được. Vì vậy mình học thì học cho tới. Đặc biệt là nên hỏi cô thật kĩ và làm cho bằng được những kĩ thuật cá nhân riêng của cô. Sau rốt thì học xong nhớ mang về xài nha, đừng học rồi bỏ đó!
7. Cuối cùng, đó là học được gì cho mình sau ws? Mình có giỏi đến đâu thì múa hay dạy vũ đạo của người khác thì cũng ko thể bằng được người đẻ ra cái vũ đạo đó, vì mình không quen mạch của người ta. Vì vậy, nên nắm được kĩ thuật chính, điểm hay của người ta, để ý mạch của họ có gì hay để từ đó tạo dựng nên vũ đạo và phong cách riêng của mình. Đó mới chính là giá trị và mục đích cao nhất của đi học ws các bạn ạ
Học vũ đạo về đi lại bài của người khác, thì mình chỉ là một dancer nhạt nhòa. Nhưng học tinh hoa của người khác biến thành của mình, các bạn có thể trở thành một ngôi sao với một cái tên riêng của chính mình! Ngay cả phương pháp gợi ý của mình ở trên, các bạn đừng copy mà hãy tự sáng tạo thêm theo góc nhìn của mình nhé!
Chúc các bạn có những phương pháp học sáng suốt và phù hợp bản thân.