Khởi động là một phần không thể thiếu trước khi bắt đầu bất kỳ một hoạt động thể chất nào chẳng hạn như chạy bộ, đá bóng, tập gym hay là tập nhảy. Khởi động có vai trò quan trọng đối với thể chất, tinh thần, cũng như là độ hiệu quả và an toàn khi luyện tập.
Thế nhưng không phải ai cũng biết cách khởi động sao cho đúng. Vậy một bài khởi động cần phải có những yếu tố nào? Hãy cùng SaigonDance tìm hiểu ngày trong bài viết này!
- Khởi động tăng nhịp tim
Tim có nhiệm vụ bơm máu chứa oxy đi khắp cơ thể để cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ bắp. Chúng ta vận động càng nhiều, càng mạnh thì nhu cầu về oxy sẽ càng tăng lên đòi hỏi tim phải co bóp liên tục để cung cấp đầy đủ và kịp thời oxy cho cơ. Đó chính là lý do vì sao khi vận động nhiều thì ta có thể cảm nhận nhịp tim tăng lên một cách đáng kể.
Thông thường, khi chúng ta không vận động nhiều thì nhịp tim cũng đang nằm ở mức bình thường. Nếu như chúng ta đi ngày vào các hoạt động mạnh thì lúc đó tim của chúng ta đang đập ở tốc độ trung bình đột ngột phải đập nhanh lên để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
Lúc đó tim có thể sẽ không thể kịp thời thích nghi với thay đổi bất ngờ đó dẫn đến việc không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, dẫn đến tình trạng đuối sức, thở dốc, choáng váng. Việc nhịp tim tăng nhanh một cách đột ngột như vậy sẽ dẫn đến những hệ quả không tốt cho tim mạch về lâu dài.
Thế nên trong phần khởi động, chúng ta cần phải giúp nhịp tim của chúng ta tăng lên một cách từ từ để có thể kịp thời thích nghi khi cơ thể hoạt động ở cường độ cao. Bạn có thể bắt đầu “tăng nhịp tim” bằng cách chạy tại chỗ, nhảy lên xuống, nhảy mở đóng chân hoặc bằng những động tác nhảy, múa của bộ môn bạn đang học.
- Khởi động khớp (chuyển động các khớp)
Để các khớp của chúng ta được chuyện động một cách trơn tru và linh hoạt thì cơ thể phải tiết chất “hoạt dịch” giúp bôi trơn khớp. Tuy nhiên, lượng hoạt dịch được tiết ra sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
Cho nên trong phần khởi động, sau khi thực hiện những động tác giúp tăng nhịp tim, chúng ta sẽ chuyển động từng khớp một trên cơ thể theo đúng phương chuyển động của nó.
Mục đích chính là để thông báo cho cơ thể biết rằng các đang bắt đầu hoạt động nhiều hơn, để hoạt dịch tại các khớp được tiết ra nhiều hơn giúp cho các chuyển động của cơ thể được linh hoạt hơn và tránh thì trạng bị trật khớp khi hoạt động mạnh.
Việc thực hiện chuyển động từng khớp cũng phần nào làm tăng độ linh hoạt và biên độ chuyển động của khớp.
- Khởi đông cơ (Giãn cơ)
Cơ bắp là tác nhân chính của tất cả chuyển động của cơ thể. Khi cường độ hoạt động của cơ thể càng cao thì đòi hỏi các cơ bắp phải co giãn liên tục và thậm chí một số cơ phải chịu lực mạnh hơn.
Vì thế, trong bài khởi động cần có những động tác giãn cơ để làm nóng cơ, kéo giãn ở mức vừa phải để giúp cơ chuyển từ trạng thái thụ động sang trạng thái năng động hơn. Giãn cơ cũng giúp cho máu huyết trong cơ thể được lưu thông tốt hơn và giảm thiểu khả năng bị chuột rút khi đang tập.
Các bạn cần lưu ý khi thực hiện những động tác giãn cơ trong phần khởi động nên giữ yên trong vòng khoảng 10 giây cho từng tư thế. Nếu giữ các tư thế lâu hơn sẽ làm cho cơ bị kéo giãn quá mức dẫn đến tình trạng giảm đi sức mạnh của cơ bắp cũng như có khả năng bị rách cơ.
Trên đây là ba yếu tố cơ bản cần phải có trong một bài khởi động. Dĩ nhiên ở từng bộ môn thể thao, nhảy, múa khác nhau sẽ có những yêu cầu về chuyên môn và cách thức khởi động khác nhau. Thế nên các bạn hãy dựa trên những kiến thức này, gặp và hỏi trực tiếp giáo viên hướng dẫn bộ môn mình đang học để biết được cách thức khởi động tốt nhất cho bản thân mình.
Liên Hệ Tư Vấn Và Đăng Ký Lớp Học Nhảy Hiện Đại TPHCM Tại Trung Tâm SaigonDance
Website: https://www.saigondance.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/saigondancevn/
Email: Saigonbellydance@gmail.com