Trong hơn 20 năm qua, Hiphop đã ngày càng phát triển và thống trị nhiều bảng xếp hạng âm nhạc trên toàn thế giới.
Nhắc tới Hiphop, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến âm nhạc và các điệu nhảy mạnh mẽ của nó. Tuy nhiên văn hóa hiphop không chỉ có âm nhạc và nhảy múa, Hiphop bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống và đa dạng nhiều hình thức nghệ thuật như: Graffity, Thời trang, Beatbox, DJ, Rapping,….
Văn hóa Hiphop có một lịch sự phát triển rất hấp dẫn, và đây là 6 điều về Hiphop mà bạn có thể chưa biết:
1. Ngày sinh nhật của Hiphop
Hip-hop là một thể loại âm nhạc và trào lưu văn hóa xuất hiện từ thập niên 1970 tại Bronx, New York. Nền văn hóa này xuất thân và phát triển ở những khu ‘ghetto’ (thường là những nơi ở tập trung của những người nghèo, người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và băng đảng).
Vào ngày 11 tháng 8 năm 1973, Hiphop đã ra đời tại một buổi tiệc tùng sôi động ở khu Bronx, New York, trong một bữa tiệc sinh nhật của cậu bé Jamaica 16 tuổi tên Clive Campbell. Ngày sinh của Hiphop được đánh dấu bằng việc DJ Kool Herc sử dụng 2 bàn xoay đĩa nhằm tạo ra hiệu ứng “scratch” (chà đĩa), tạo nên những giai điệu vui vẻ và đã tai, khiến tất cả các quan khách đều phải nhún nhảy theo điệu nhạc trong suốt bữa tiệc.
Nếu bạn không biết, năm ngoái (2017) Google đã chúc mừng kỉ niệm 44 năm sinh nhật Hiphop trên chính trang chủ của mình bằng việc thiết kế riêng một logo theo phong cách Graffity và mini game cho phép người dùng hóa thân thành một DJ – Disc Jockey, người nắm giữ linh hồn của những bữa tiệc.
2. Bản nhạc thịnh hành nhất của Hiphop không phải là nhạc Rap
Trong suy nghĩ của nhiều người, Hiphop thường gắn liền với Rap. Tuy nhiên bản thu âm phổ biến sâu sắc nhất trong Hiphop lại là một số bài hát mơ hồ từ thùng thu âm của DJ Herc như: “It’s Just Begun – Jimmy Castor Bunch”; “Apachel – Incredible Bongo Band”; hoặc “Take Me To The Mardi Gras – Bob James”,
Những giai điệu, tiếng beat của các bản nhạc này đã trở nên cực kỳ phổ biến và là hình mẫu cho rất nhiều bài hát khác trong suốt trong suốt “thời kỳ hoàng kim” của rap (khoảng 1986 đến 1993).
3. Từ “Hiphop” được phát minh một cách vô tình
Cha đẻ của cách gọi tên nền văn hóa ấn tượng chính là Keith “Cowboy” Wiggins – là một trong những MC đầu tiên, và là thành viên của nhóm Grandmaster Flash và nhóm Furious Five..
Từ “Hiphop” được tạo ra trong khi ông bắt chước nhịp điệu của những người lính diễu hành, chế nhạo một người bạn vừa gia nhập quân đội của ông. Vì lý do nào đó, cụm từ này đã đi vào hoạt động sân khấu của ông và đôi khi nhóm Furious Five đã được giới thiệu nhầm thành “Hiphop” trong một số buổi biểu diễn..
DJ Lovebug Starski được cho là người đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả nền văn hóa Hiphop nói chung,cùng với sự xuất hiện trong một bản in vào năm 1981 Village Voice, nói về Bambaataa.
Hiphop là sự kết hợp của hai từ lóng: hip và hop. Nghĩa của từ “Hip” được hiểu như là “cool”, là cách nói của từ “mát mẻ” trong bối cảnh của một cái gì đó rất tốt hoặc thú vị.
4. Người phát minh ra DJ Mixer (Thiết bị xử lý âm thanh) cũng là người đã viết lời và trình diễn Rap đầu tiên
Joseph Saddler – DJ đầu tiên được biết đến với nghệ danh Grandmaster Flash là người người đã chế tạo ra cỗ máy DJ Mixer, được ví như linh hồn hay trái tim của hệ thống âm thanh, là đồ nghề cần thiết và quan trọng của bất kỳ một DJ nào.
Vốn xuất thân là một sinh viên ngành điện từ nên không khó để Joseph Saddler tự mình thiết kế và hoàn thiện chiếc máy đó.. Ngoài ra, ông cũng được cho là người đã thể hiện/ trình diễn rap trên sân khấu đầu tiên khi viết một đoạn văn có vần điệu cho MC của mình, tuy nhiên thời điểm đó đây là một việc lạ lùng và không một MC nào dám thể hiện, chính ông đã phải tự đứng lên và trình bày màn dẫn dắt ấn tượng của mình, với đoạn rap đầu tiên như sau: “You dip, dive and socialize, try to make you realize, we’re qualified to rectify, the burning desire to boogie.”
5. Các DJ đã từng là ngôi sao trong văn hóa Hiphop, không phải Rapper
Vào năm 1979, với việc phát hành các bản thu âm đã khiến dòng nhạc Rap và Rapper trở nên vô cùng nổi tiếng, trở thành một thứ gần như là tiêu biểu và đại diện cho văn hóa Hiphop.
Tuy nhiên, trước thời điểm đó thì DJ gần như luôn ở vị trí độc tôn, xếp theo sau là các B-Boy (những vũ công nhảy BreakDance/ Hiphop).
6. Hiphop lan rộng ra ngoài New York là nhờ vào một sự cố mất điện kinh hoàng
Vào khoảng 9 giờ 36 phút ngày 13/7/1977, cả thành phố New York chìm trong bóng tối và bị cắt đứt nguồn điện hoàn toàn trong 24 giờ. Sự cố kinh hoàng này đã khiến New York mất hơn 300 triệu USD, hơn 1600 cửa hàng bị cướp phá, nhiều khối nhà bị đốt cháy, tấn công, sân bay bị đóng cửa và hàng loạt các trận đấu bóng chày buộc phải hoãn lại, tệ nạn tăng cao kéo theo nhiều bất ổn trong xã hội, chính trị,…
Tuy gây lại những hệ lụy nghiêm trọng cho toàn thành phố và người dân, sự cố mất điện này lại mang đến cho Hiphop một sự phát triển và lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Theo DJ Disco Wiz: “Trước khi mất điện, chỉ có khoảng 5 DJ trong toàn thành phố New York. Tuy nhiên sau sự cố, mỗi khu đất đều có một.
Hàng trăm trẻ em nghèo đột nhiên được có cơ hội sử dụng các thiết bị âm thanh cao cấp miễn phí (một thứ mà tất nhiên chúng sẽ không bao giờ có khả năng chi trả). Sự lan tỏa của Hiphop đã phát triển theo cấp số nhân sau năm 1977 và nguyên nhân chắc chắn là do sự cố mất điện kinh hoàng này).
Văn hóa Hiphop luôn có một lịch sự phát triển và biến đổi không ngừng nghỉ trong suốt hàng chục năm qua. Để được tìm hiểu và theo học các điệu nhảy Hiphop một cách bài bản, chuyên nghiệp, đăng ký học nhảy Hiphop tại Trung tâm SaigonDance ngay tại đây.
→ Lịch học/ khai giảng: https://www.saigondance.vn/lich-hoc-nhay-hiphop/
→ Học phí: https://www.saigondance.vn/hoc-phi-cac-mon/